Thời gian qua, Minh Khải Group nhận được rất nhiều cuộc gọi cần được tư vấn thêm về thiết bị mở cửa sổ bằng điện. Một trong các câu hỏi Minh Khải Group nhận được nhiều nhất đó là: Cửa sổ nào có thể lắp thiết bị đóng/ mở bằng điện? Để giúp mọi người có thể chọn được cửa sổ tự động phù hợp, Minh Khải Group sẽ giải đáp về việc phân loại cửa sổ tự động ngay tại bài viết này.
Vì sao mọi người đầu tư thiết bị mở cửa sổ bằng điện?
Trước hết, Minh Khải Group muốn được giải thích lý do vì sao chúng ta nên đầu tư thiết bị mở cửa sổ bằng điện. Có thể nói cửa sổ tự động mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Sử dụng cửa sổ tự động vừa giúp tiết kiệm sức lực, vừa giúp tiết kiệm thời gian. Mặt khác, thiết bị còn có thể tự động đóng hoặc mở trong những lúc cần thiết mà không cần có sự can thiệp nào từ con người.
Hướng dẫn lắp cảm biến mưa cho motor giếng trời tự động lùa trượt tự động
Cửa sổ nào phù hợp lắp thiết bị đóng mở tự động?
Hầu hết các loại cửa sổ đều có thể lắp thiết bị đóng mở tự động. Tuy nhiên, không phải loại thiết bị nào cũng phù hợp và tương thích với tất cả cửa sổ. Do đó, Quý khách nên tìm hiểu kỹ cửa sổ ở nhà mình đang đóng mở theo cách như thế nào. Từ đó Quý khách mới xác định được loại động cơ điện phù hợp. Dưới đây Minh Khải Group đã liệt kê ra 3 loại cửa sổ cơ bản nhất:
1. Cửa sổ mở hất
Cửa sổ mở hất khi đóng/ mở luôn cần một lực mạnh để kéo/ đẩy. Cửa sổ mở hất ở nhiều gia đình còn hay gọi là cửa sổ bật. Có loại cửa sổ sẽ bật cánh ở trên, cũng có loại cửa sổ sẽ đẩy cánh ở phía dưới. Thông thường, động cơ điện có xích đẩy sẽ được lựa chọn để lắp cho loại cửa sổ này.
Xem thêm: Cửa sổ điệ̣n KCQL nhập khẩu, tặng cảm biến không dây tự đóng lại khi trời mưa
2. Cửa sổ trượt ngang
Cửa sổ có 1 cánh hoặc 2 cánh, 4 cánh trượt trên một đường ray theo 2 chiều thường được gọi là cửa sổ mở trượt. Đối với loại cửa có cánh trượt trên ray, động cơ điện sẽ có cơ chế vận hành theo kiểu trượt hoặc lùa.
3. Cửa sổ mở quay
Cửa sổ mở quay khá thông dụng ở các nhà ở Việt Nam. Khi cửa mở cánh sẽ tạo thành một góc nhất định quay quanh bản lề. Động cơ điện để lắp cho cửa sổ mở quay cũng sẽ có phần truyền động kéo đẩy cánh cửa giống như cửa sổ mở hất.
Lưu ý gì trước khi lắp đặt motor cửa sổ?
Quý khách nên đọc phần này kỹ trước khi quyết định mua thiết bị cửa sổ điện để không bị sai thông số kích thước cũng như hạn chế tình trạng cánh bị quá tải mà động cơ phải hoạt động quá mức công suất cho phép.
Chọn hành trình đóng mở
Quý khách phải đo kích cỡ chiều dài, chiều rộng cánh cửa để chọn động cơ có hành trình đóng mở phù hợp. Tránh trường hợp cánh cửa có chiều dài vượt quá kích thước bộ phận truyền động, khi ấy cửa sẽ không thể mở hết góc được.
Chọn tải trọng phù hợp
Tương tự như phần kích thước, Quý khách phải ước chừng được trọng lượng cánh cửa để động cơ có thể nâng đỡ dễ dàng. Nếu trọng lượng cửa vượt quá số ký tải trọng của motor cửa sổ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
Giá thiết bị mở cửa sổ bằng điện
Bộ thiết bị cửa sổ điện công ty Minh Khải Group đang cung cấp có giá 2,8 triệu/ bộ. Công ty còn tặng kèm cho Quý khách hàng cảm biến mưa cao cấp giúp cửa sổ tự đóng lại khi trời mưa.
Chế độ bảo hành cửa sổ điện tại Minh Khải Group
Thiết bị được Minh Khải Group bảo hành 2 năm. Quý khách nếu gặp bất kỳ tình trạng hư hỏng nào khi mua mới, Công ty sẽ sẵn sàng đổi mới lại cho Quý khách. Minh Khải Group hoạt động dựa trên phương châm “Chất lượng uy tín tạo thành công”. Do đó, mọi thiết cửa cổng tự động do công ty cung cấp đều được đảm bảo giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất. Hãy gọi ngay cho công ty chúng tôi qua số 0962.548.139.